Trong kết cấu xây dựng của ngôi nhà biệt thự, nhà phố hay nhà ống thì hạng mục quan trọng nhất vẫn là móng nhà. Nếu nền móng nhà không được thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng an toàn. Thì ngôi nhà phố hoặc căn nhà biệt thự của bạn dễ dàng gặp phải tình trạng như lún hay nứt tường. Nghiêm trọng hơn nữa thì ngôi nhà đó có thể bị nghiêng hoặc đổ sập bất cứ lúc nào. Điều sẽ làm cho bạn thiệt hại về mọi mặt như : thời gian, công sức, tiền bạc và không may thì có thể gây tai nạn tới cả con người.
Do đó việc bạn bắt tay ngay vào việc tìm hiểu thông tin liên quan tới móng nhà sẽ không bao giờ là dư thừa hay lãng phí thời gian. Vì nó sẽ mang lại cho bạn những kiến thức vững chắc. Tạo tâm lý yên tâm cùng với nhà thầu xây dựng nhằm kiến tạo nên một ngôi nhà bền vững, an toàn sử dụng lâu dài. Việc tính toán kết cấu nền móng là 1 bộ môn kỹ thuật chuyên sâu dành cho các kỹ sư xây dựng được đào tạo bài bài từ các trường lớp ra. Đây là công việc chuyên môn của những người làm nghề xây dựng như công ty chúng tôi. Tuy nhiên 1 vài thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận sâu hơn về vấn đề này.
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng cơ bản nhất nằm phía dưới cùng của công trình xây dựng như các căn nhà ống, biệt thự hay nhà xưởng. Chúng đảm nhiệm chức năng trực tiếp chịu tải trọng của công trình trên nền đất. Nhằm đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng (bao gồm trọng lực nội ngoại thất đưa vào dử dụng). Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi đòi hỏi phải thi công kiên cố, bền vững bởi vì nền móng là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
1. Các loại móng nhà cơ bản
Có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau dựa trên từng tiêu chí khi xây dựng 1 công trình. Mỗi cách phân loại dựa vào địa hình thi công cũng như kỹ thuật thi công trong xây dựng. Móng nhà có 4 loại móng cơ bản trong đó có 3 loại móng nông (móng đơn, móng băng và móng bè) và 1 loại móng sâu (móng cọc). Dưới đây là các loại móng nhà cơ bản nhất thường được áp dụng khi xây nhà.
1.1 Móng đơn
Móng đơn là loại móng nông được sử dụng để chống đỡ một cột hoặc cụm các cột đứng sát nhau. Thường dùng để chịu tải trọng và chống đỡ công trình nhà ở, trụ cột điện, mố trụ cầu… Móng đơn được đổ riêng lẻ với nhiều hình dạng như hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Đây là loại móng dễ thi công có chi phí rẻ tiền nhất. Vì vậy nó giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí khi xây dựng công trình.
Móng đơn còn có các tên gọi khác như móng cốc, móng trụ hay móng độc lập. Móng đơn chỉ sử dụng ở những vùng đất cứng rắn ổn định cao. Với nền đất yếu thì không nên sử dụng kết cấu móng đơn. Nếu vẫn muốn sử dụng móng đơn thì cần tính toán kĩ về kết cấu và nền đất cần gia cố thêm bằng cọc tre hay cừ tràm.
[/et_pb_text][et_pb_image src=”https://kientructhuannam.vn/wp-content/uploads/2022/08/mong-don-la-gi.webp” alt=”Móng đơn” title_text=”Móng đơn” align=”center” force_fullwidth=”on” _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” hover_enabled=”0″ border_width_all=”1px” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″][/et_pb_image][et_pb_text _builder_version=”4.18.0″ _module_preset=”default” header_2_font=”|||on|||||” header_2_text_align=”justify” header_3_text_align=”justify” header_2_font_size_tablet=”” header_2_font_size_phone=”20px” header_2_font_size_last_edited=”on|phone” header_2_line_height_tablet=”” header_2_line_height_phone=”1.35em” header_2_line_height_last_edited=”on|phone” header_3_font_size_tablet=”” header_3_font_size_phone=”18px” header_3_font_size_last_edited=”on|phone” header_3_line_height_tablet=”” header_3_line_height_phone=”1.35em” header_3_line_height_last_edited=”on|phone” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content”]1.2 Móng băng
Móng băng là loại móng nhà được thi công theo dạng dải dài được liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Với các nền đất yếu có sự sụt lún không đều thì ngoài việc đầm chặt đất, cần bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái. Đây là loại móng nhà được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ thi công và giá thành thi công móng băng ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.
[/et_pb_text][et_pb_image src=”https://kientructhuannam.vn/wp-content/uploads/2022/08/mong-bang-la-gi.webp” alt=”Móng băng” title_text=”Móng băng” align=”center” force_fullwidth=”on” _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” hover_enabled=”0″ border_width_all=”1px” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″][/et_pb_image][et_pb_text _builder_version=”4.18.0″ _module_preset=”default” header_3_text_align=”justify” header_3_font_size_tablet=”” header_3_font_size_phone=”20px” header_3_font_size_last_edited=”on|phone” header_3_line_height_tablet=”” header_3_line_height_phone=”1.35em” header_3_line_height_last_edited=”on|phone” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content”]1.3 Móng bè
Cũng là một trong ba loại móng nông được dùng ở nơi có nền đất yếu như đất ao hồ, đất bồi đắp. Khi nền quá yếu thì cần gia cố thêm 1 lớp tre hoặc cừ tràm dưới lớp mòng bè. Móng bè cũng có thể được dùng khi có yêu cầu riêng như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà bệ sinh, bể chưa nữa, hồ bơi… Hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều. Móng bè có ưu điểm là bền vững, công trình lún đều ít ảnh hưởng các nhà xung quanh. Tuy nhiên giá thành để thi công móng bè khá cao.
[/et_pb_text][et_pb_image src=”https://kientructhuannam.vn/wp-content/uploads/2022/08/mong-be-la-gi.webp” alt=”Móng bè” title_text=”Móng bè” align=”center” force_fullwidth=”on” _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” hover_enabled=”0″ border_width_all=”1px” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″][/et_pb_image][et_pb_text _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” header_2_font=”|||on|||||” header_2_text_align=”justify” header_3_text_align=”justify” custom_margin_tablet=”” custom_margin_phone=”||0px||false|false” custom_margin_last_edited=”on|phone” custom_padding_tablet=”” custom_padding_phone=”||0px||false|false” custom_padding_last_edited=”on|phone” hover_enabled=”0″ header_2_font_size_tablet=”” header_2_font_size_phone=”20px” header_2_font_size_last_edited=”on|phone” header_2_line_height_tablet=”” header_2_line_height_phone=”1.35em” header_2_line_height_last_edited=”on|phone” header_3_font_size_tablet=”” header_3_font_size_phone=”18px” header_3_font_size_last_edited=”on|phone” header_3_line_height_tablet=”” header_3_line_height_phone=”1.35em” header_3_line_height_last_edited=”on|phone” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″]1.4 Móng cọc
Móng cọc bê tông là 1 loại móng nhà sâu được thi công bằng cách ép cọc bê tông xuống tầng đất sâu. Cấu tạo móng cọc gồm 2 phần là phần cọc được âm sâu dưới đất và đài cọc. Cọc có 2 loại là cọc bê tông cốt thép và cột ly tâm cốt thép. Móng nhà sử dụng móng cọc giúp tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình. Hình thức móng cọc bê tông là loại móng có độ an toàn cao thường sử dụng cho các loại biệt thự, công trình cao tầng.
[/et_pb_text][et_pb_image src=”https://kientructhuannam.vn/wp-content/uploads/2022/08/mong-coc-la-gi.webp” alt=”Móng cọc” title_text=”Móng cọc” align=”center” force_fullwidth=”on” _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” custom_margin_tablet=”” custom_margin_phone=”0px||0px||false|false” custom_margin_last_edited=”on|phone” custom_padding_tablet=”” custom_padding_phone=”0px||0px||false|false” custom_padding_last_edited=”on|phone” hover_enabled=”0″ border_width_all=”1px” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″][/et_pb_image][et_pb_text _builder_version=”4.23″ _module_preset=”default” header_2_font=”|||on|||||” custom_margin=”||0px||false|false” custom_margin_tablet=”” custom_margin_phone=”0px||||false|false” custom_margin_last_edited=”on|phone” custom_padding=”||0px||false|false” custom_padding_tablet=”||||false|false” custom_padding_phone=”15px||15px||false|false” custom_padding_last_edited=”on|phone” hover_enabled=”0″ header_2_font_size_tablet=”” header_2_font_size_phone=”20px” header_2_font_size_last_edited=”on|phone” header_2_line_height_tablet=”” header_2_line_height_phone=”1.35em” header_2_line_height_last_edited=”on|phone” header_3_font_size_tablet=”” header_3_font_size_phone=”18px” header_3_font_size_last_edited=”on|phone” header_3_line_height_tablet=”” header_3_line_height_phone=”1.35em” header_3_line_height_last_edited=”on|phone” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content” sticky_enabled=”0″]2. Loại móng nhà nào tốt nhất
Bởi vì tầm quan trọng của móng nhà sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững cả toàn bộ công trình. Cho nên bất cứ chủ nhà nào cũng mong muốn công trình mình sử dụng kỹ thuật làm móng nhà loại tốt nhất. Tuy nhiên việc chọn lựa hình thức làm móng nhà loại nào tốt nhất cần phải dựa trên các yếu tố dưới đây:
2.1 Tải trọng của công trình
Tải trọng của công trình là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lựa chọn phương pháp làm móng nhà. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất… Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng vao và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng tác động lên móng nhà càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép. Việc xác định tải trọng của công trình sẽ do bộ phận các kỹ sư của công ty chúng tôi đảm nhận. Từ đó định ra phương pháp làm móng nào tốt nhất.
2.2 Nền đất của khu vực xây dựng
Khi nhận 1 công trình xây dựng mới, việc đầu tiên là chúng tôi sẽ khảo sát khu đất công trình mà chủ đầu tư định xây. Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất này có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận.
2.3 Nhà dân xung quanh
Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào tốt còn có thể xác định dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực giống nhau về điều kiện địa chất, kiểu dáng và kết cấu. Thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.
2.4 Bảng chia mục đích sử dụng các loại móng nhà
Việc xác định chọn loại móng nhà nào tốt nhất đều do các kỹ sư xây dựng như chúng tôi đưa ra. Tuy vậy quý vị cũng có thể tham khảo bảng chia mục đích sử dụng tương ứng của các loại móng nhà dưới đây. Nhằm có thêm kiến thức để an tâm hơn đối với loại nề móng nhà mà mình sắp sử dụng nhé.
Móng đơn | Dùng cho các công trình có tải trọng thấp, nhà tạm hoặc nhà cấp 4. Nền đất đòi hỏi phải nguyên thổ rắn chắc. |
Móng băng | Dùng cho các công trình có tải trọng trung bình, quy mô dưới 4 tầng. Nền đất đòi hỏi phải nguyên thổ rắn chắc. |
Móng bè | Dùng cho các công trình nằm trên nền đất yếu như ao hồ, đất bồi lấp. Đòi hỏi gia cố cọc tre hoặc cừ tràm bên dưới. |
Móng cọc | Dùng cho các công trình có tải trọng lớn như biệt thự, chung cư, office… Đòi hỏi giao thông thuận lợi để xe cơ giới vào. |
3. Chi phí làm móng nhà
Với tầm quan trọng của mình cũng là hạng mục thực hiện đầu tiên của bất cứ công trình nào. Cho nên sẽ có rất nhiều câu hỏi mà chủ nhà thường thắc mắc về chi phí. Đó là:
3.1 Móng nhà nào rẻ nhất
Trong các loại móng nhà thì móng đơn là loại móng nhà có chi phí rẻ nhất. Bời vì loại móng này khá dễ thi công nên chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng. Đổi lại loại móng này chỉ xây dựng các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: nhà kho, nhà từ 1 đến 4 lầu, nhà dân sinh.
3.2 Làm móng nhà hết bao nhiêu tiền
Để biết được chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu tiền 1 cách chính xác thì trước hết chủ đầu tư cần xác định :
- Diện tích làm móng nhà: phần diện tích này được tính dựa vào diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng.
- Đơn giá xây dựng trong khu vực mình sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá xây nhà phần thô có thể giao động trong khoảng từ 3,8 triệu đồng/m2.
Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà hết bao nhiêu thật ra rất đơn giản. Đây là cách tính đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí làm móng hiện nay:
- Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
- Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
- Chi phí làm móng cọc = (giá cọc * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)
4. Kỹ thuật thi công móng nhà
Thực tế đã chỉ ra việc làm móng nhà là công tác quan trọng nhất khi bắt đầu xây dựng 1 công trình. Dưới đây sẽ là một số kỹ thuật xây dựng cơ bản để các gia chủ và nhà thầu xây dựng tham khảo. Trong quá trình thi công thực tế cũng cần linh hoạt áp dụng để công trình đảm bảo độ an toàn.
4.1 Móng nhà nên đào sâu bao nhiêu
Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng… Móng nhà nên đào sâu bao nhiêu thường được tính toán ngay sau khi kỹ sư xây dựng đi khảo sát về. Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện. Tính toán độ sâu chân móng nhà cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
- Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
- Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.
- Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún.
- Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.
4.2 Móng nhà nên đổ bê tông mác bao nhiêu
Có nhiều loại mác bê tông nhưng trên thực tế thì phổ biến nhất vẫn là bê tông mác 200, 250 và 300. Dưới đây là các hệ số mác bê tông phù hợp với từng loại móng nhà:
- Mác bê tông 200: Mác bê tông 200 hay còn được gọi với cái tên khác là bê tông 20 Mpa có cường độ chịu nén chỉ khoảng 90kg/cm2. Nên chỉ có thể sử dụng trong những hạng mục bê tông cần cường độ thấp. Những thiết kế nhà ở 1 tầng có tải trọng nhỏ thì hoàn toàn có thể sử dụng mác bê tông 200 cho cột, dầm, sàn và cả móng nhà.
- Mác bê tông 250: Với những ngôi nhà có tải trọng lớn hơn, số tầng từ 1 đến 2 tầng thì sử dụng mác bê tông 250. Cường độ chịu lực trung bình của móng nhà dùng mác bê tông 250 lên đến 83.48Mpa. Cho nên với những ngôi nhà có tải trọng lớn như nhà 2 tầng thì bê tông mác 250 cho móng nhà vững chãi là phù hợp nhất.
- Mác bê tông 300: Cuối cùng phải kể đến bê tông mác 300 sẽ dành cho những ngôi nhà cao đến 3-4 tầng trở lên. Bởi vì khả năng chịu lực bền, cường độ trung bình lên đến 89.90Mpa.
4.3 Tính toán vị trí của các lỗ kĩ thuật
Hầu hết các công trình xây dựng đều cần có hệ thống đường dây đường ống kĩ thuật như: điện, nước, dây cáp… Trong các bản vẽ kỹ thuật đều thể hiện được vị trí của các đường dây, đường ống cơ bản. Khi thi công làm móng nhà chỉ cần chừa lại các lỗ kỹ thuật đó theo đúng bản vẽ là đạt yêu cầu. Tỉ lệ sai sót sẽ thấp và tránh được việc đục phá tốn kém chi phí.
Nếu như các đường ống cấp thoát nước bố trí đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ kỹ thuật bằng sỏi, đá, cát và đẩm thật chặt. Không để đế móng bê tông đè trực tiếp lên đường ống và làm vỡ đường ống dẫn nước.
4.4 Đào móng vào mùa mưa
Vào mùa mưa nhất là những lúc có thể mưa đế vài ngày gây khó khăn cho việc đào xúc. Trong quá trình chọn ngày đào móng nhà gia chủ cần tránh điều kiện thời tiết này. Nếu trường hợp gặp phải ngày mưa gió kéo dài thì nên có phương án thay đổi ngày động thổ. Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng đúng ngày đẹp đã chọn hoặc trong quá trình đào gặp trời mưa thì cần lưu ý những điều sau :
- Kiểm tra và khơi thông đường thoát nước, tránh nước bị ứ đọng.
- Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng. Khi trời mưa thì căng lên che vào khu vực đào móng để tránh việc sạt lở và nước đọng.
- Chỉ thi công nếu trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng mọi hoạt động thi công.
- Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa lớn thì phải có biện pháp che chắn khu vực đang thi công dở dang. Lúc trời tạnh mưa thì cũng phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp để đảm bảo độ kết dính của vật liệu.
4.5 . Thi công móng có nhà phố liền kề
Đặc điểm thi công các mẫu thiết kế nhà phố, nhà liền kề là những ngôi nhà ở những vị trí rất gần nhau hoặc ngay sát vách. Trước khi thi công cần nghiên cứu kĩ phần chân móng của những nhà bên cạnh để không làm ảnh hưởng tới chúng. Trong quá trình thi công móng cần chú ý đảm bảo chính xác thực hiện đúng kĩ thuật, giám sát thi công chặt chẽ và quá trình thực hiện đúng theo bản vẽ yêu cầu. Trường hợp thi công trong các khu phố cũ cần tính toán và chống đỡ những ngôi nhà bên cạnh nếu biện pháp thi công móng có thể gây ra sụt, lún tạm thời.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến công tác làm móng nhà khi bắt tay xây dựng 1 công trình nào đó. Chúng tôi là đơn vị đã hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng kiến trúc. Với kinh nghiệm và tâm huyết của mình chúng tôi mong muốn mang đến khách hàng những công trình bền vững nhất mà khởi đầu là nền móng!
[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]
Leave A Comment