Nhà tiền chế là loại nhà được làm bằng thép theo hình thức lắp ghép. Loại nhà này được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Nhà tiền chế phù hợp cho nhà xưởng, nhà máy sản xuất, kho lưu trữ hoặc các loại hình nhà ở đòi hỏi thi công nhanh. Khi xây dựng nhà có cần giấy phép xây dựng không là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, điều bạn thắc mắc đều có quy định sẵn trong pháp luật hiện hành ngày nay. Cùng xây dựng Thuận Nam tìm hiểu vấn đề này ngay bên dưới đây nhé.
- Báo giá xây nhà giao thô
- Báo giá xây nhà trọn gói
- Báo giá sửa chữa nhà trọn gói
- Báo giá xây nhà cấp 4
Nhà tiền chế là gì
Nhà tiền chế còn có tên gọi khác là nhà thép tiền chế, đây là loại nhà được làm bằng thép. Kiểu nhà này được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Quá trình tạo nên nhà tiền chế hoàn chỉnh bao gồm hai công đoạn chính:
- Công đoạn gia công tại xưởng: Nhà tiền chế được các KTS thiết kế theo yêu cầu đặt hàng. Sau đó gia công các cấu kiện như cột, kèo, dầm… tại xưởng cơ khí.
- Công đoạn lắp dựng tại công trình: Toàn bộ kết cấu thép có thể được sản xuất đồng bộ sẵn, sau đó đưa ra công trường. Sử dụng máy móc chuyên dụng để tiến hành lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
Nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không
Căn cứ theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020. Nhà tiền chế (nhà lắp ráp, nhà lắp ghép) đều phải xin phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng công trình này. Ngoại trừ một số trường hợp nêu bên dưới đây.
- Công trình bí mật quốc gia.
- Công trình do Nhà nước đầu tư.
- Công trình tạm phục vụ (thuộc quy định tại Điều 131).
- Công trình hạ tầng viễn thông.
- Nhà ở đô thị dưới 7 tầng.
- Nhà ở nông thôn…
Ngoài ra, nếu tiền chế là công trình xây dựng thuộc các dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Đã có quy hoạch 1/500 đã được Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế. Lúc này chủ đầu tư không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Hồ sơ xin giấy phép xây nhà tiền chế gồnhững gì
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014, một bộ hồ sơ xin giấy phép nhà tiền chế (nhà lắp ghép) bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư chuẩn bị.
- Bản sao đã qua công chứng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
- Bản vẽ thiết kế để thấy được vị trí mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình; tuyến công trình hay sơ đồ vị trí của công trình tiền chế; sơ đồ hệ thống và hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước của công trình…
- Bản vẽ mặt bằng trên lô đất với tỷ lệ 1/50 đến 1/500, kèm theo đó là sơ đồ vị trí của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng của các tầng, các mặt đứng và mặt cắt theo tỷ lệ 1/50 – 1/200
- Bản vẽ mặt bằng móng dựa trên tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng theo tỷ lệ 1/50, kèm theo đó là sơ đồ đấu nối của hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện dựa trên tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Đối với các trường hợp công trình xây dựng nhà lắp ghép khác sẽ có các yêu cầu riêng. Ví dụ như hồ sơ còn yêu cầu thêm giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu.
Mức phạt nếu xây nhà tiền chế không xin giấy phép
Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình cần phải xin giấy phép nhưng không thực hiện xin giấy phép xây dựng. Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã có quy định về mức phạt như sau:
Trường hợp 1
Bị phạt hành chính từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa. Hoặc xây dựng công trình không thuộc vào các trường hợp 2, 3.
Trường hợp 2
Phạt hành chính từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ vượt quá quy định tại đô thị.
Trường hợp 3
Phạt hành chính từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hành vi xây dựng công trình khi có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; và trường hợp lập dự án đầu tư xây dựng.
Với những thông tin trên đã giúp quý vị nắm được quy định xây nhà tiền chế có cần xin phép hay không. Bằng kinh nghiệm của mình nhà tiền chế do chúng tôi xây dựng luôn là dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn. Mọi quy trình từ tư vấn, thiết kế, tiến hành xây dựng đều được chúng tôi đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cam kết không trễ tiến độ, không phát sinh chi phí trong quá trình hoàn thiện nhà tiền chế. Mong rằng những tư vấn trên đã giúp bạn đã nắm được câu trả lời. Trường hợp nếu còn thắc mắc đừng ngại liên hệ Hotline của chúng tôi nhé. Xây dựng Thuận Nam rất hân hạnh được giải đáp và đồng hành cùng bạn trong các công trình tiếp theo.